Kết quả tìm kiếm cho "Co.opMart thứ 5 tại An Giang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 136
Đầu năm đến nay, ngành công thương An Giang tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp (DN) khôi phục sản xuất - kinh doanh (SXKD); nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh cho DN. Các lĩnh vực ngành quản lý đều tăng trưởng khá, góp phần vào sự phát triển chung.
Những tháng đầu năm 2024, hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh An Giang tăng trưởng hầu hết các lĩnh vực. Có được kết quả trên là sự nỗ lực của ngành công thương trong việc phát triển hạ tầng thương mại, kết nối cung - cầu, ưu đãi, kích cầu mua sắm, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội toàn tỉnh.
Dù chỉ mới cuối tháng 6, nhưng thị trường sách giáo khoa (SGK), dụng cụ học tập đã trở nên sôi động. Theo đánh giá của phụ huynh và học sinh, năm nay, đồ dùng học tập cải tiến về mẫu mã, chất lượng; còn giá cả thì phải chăng… đáp ứng đa dạng nhu cầu của thị trường.
Từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm là thời điểm các loại nông sản, trái cây của các địa phương chín rộ. Nhiều kênh phân phối, đặc biệt là kênh phân phối Việt đã vào cuộc để tiêu thụ nông sản, tránh tình trạng “được mùa mất giá” ngay từ đầu mùa.
Năm 2024, An Giang đặt mục tiêu thành lập mới ít nhất 45 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, không chỉ tăng mạnh về số lượng mà phải có ít nhất 80% HTX hoạt động hiệu quả, 30% HTX tham gia liên kết tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp (DN). Để đảm bảo HTX hoạt động thực chất, cần sự chung sức của nhiều bên tham gia.
Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, An Giang đã tích cực tuyên truyền, làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, Nhân dân và mọi thành phần kinh tế. Người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng, ưu tiên sử dụng sản phẩm, hàng hóa mang thương hiệu Việt.
Tuy chiếm diện tích nhỏ so với cây lúa, nhưng rau màu, cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao, vốn đầu tư lớn, việc chăm sóc đòi hỏi kỳ công hơn. Tổ chức sản xuất tốt theo kế hoạch, bảo vệ cây trồng trong điều kiện thời tiết phức tạp và liên kết tiêu thụ sản phẩm là những ưu tiên hàng đầu đối với rau màu, cây ăn trái.
Năm 2023, kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đạt nhiều kết quả quan trọng. Đó là sự đồng hành, chung sức, vai trò nòng cốt của cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới, khai thác tiềm năng, thế mạnh và nguồn lực cho sự phát triển của nền kinh tế, đóng góp tích cực cho chính sách an sinh xã hội.
Thời gian qua, việc giới thiệu, quảng bá, phát triển sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG” đã mang lại nhiều kết quả. Qua đó, giúp cơ sở mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu... góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG” là dấu hiệu để người tiêu dùng nhận biết nguồn gốc là sản phẩm tỉnh An Giang, trên cơ sở áp dụng những quy chuẩn theo hướng an toàn.
An Giang là thị trường có sức mua lớn nhất vùng ĐBSCL, còn nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp (DN) cung ứng sản phẩm tiêu dùng nội địa. Từ An Giang, hàng hóa có thể kết nối, lan tỏa ra nhiều địa phương trong nước, cũng như xuất khẩu sang Vương quốc Campuchia.
Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Cù Minh Trọng cho biết: “Năm 2023, dưới sự lãnh, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự nỗ lực của Nhân dân, kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới tiếp tục có mức tăng trưởng khá, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh”. Có 11/12 chỉ tiêu đạt và vượt so nghị quyết, thu nhập bình quân đầu người 68,63 triệu đồng/người/năm, tăng 5,03 triệu đồng so cùng kỳ. Đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 4 xã NTM nâng cao.
Việc cắt giảm chi tiêu của người dân do tình hình kinh tế khó khăn, cùng với xu hướng mua hàng thay đổi từ mua trực tiếp sang mua trực tuyến, khiến chợ truyền thống đang mất dần sức hút, trở nên vắng khách ngay cả khi bước vào mùa mua sắm cuối năm.